Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần cú hích chính sách
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần cú hích chính sách
“Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là xu hướng tất yếu, hiện Việt Nam cũng đã có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Các doanh nghiệp tìm hiểu về mô hình trồng rau NNCNC tại Khu Nông trường Tam Đảo (Vĩnh Phúc) |
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức sản xuất NNCNC còn nhiều bất cập trong chính sách phát triển, cần giải pháp tháo gỡ đồng bộ…”.
Đó là chia sẻ của GS Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam tại Diễn đàn “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.
Tính đến hết năm 2015, cả nước có 34 khu nông nghiệp ứng dụng CNC đã và đang được quy hoạch xây dựng tại 19 tỉnh, thành thuộc 7 vùng kinh tế. Ngoài ra, một số địa phương cũng đang phát triển các khu/cụm NNCNC mà chưa kịp đăng ký hoặc công bố chính thức.
Doanh nghiệp nhỏ mới khở nghiệp rất cẩn chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm tốt phục vụ NNCNC |
Tuy nhiên, thực tế đến giữa năm 2017, cả nước mới có 2 khu nông nghiệp ứng dụng CNC được Thủ tướng thành lập (1 tại Hậu Giang và 1 tại Phú Yên); 1 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC được công nhận tại Kiên Giang (sản xuất tôm thẻ chân trắng).
Về chính sách, đầu năm 2017 gói tín dụng 100 ngàn tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch; đồng thời yêu cầu Bộ TN-MT và Bộ NN-PTNT xây dựng đề án trình Quốc hội phê chuẩn vấn đề tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự quyết tâm và cam kết của Chính phủ trong chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển NNCNC thời gian qua còn khiêm tốn do chính sách chưa đủ mạnh hoặc khó áp dụng. Các chuyên gia cho rằng, cần phải có những đổi mới về chính sách nhằm tạo “cú hích” để thúc đẩy phát triển NNCNC. Xây dựng thí điểm cơ chế nghiên cứu khoa học do DN đặt hàng, cùng đầu tư, nghiệm thu, sử dụng và thương mại hóa kết quả; điều chỉnh các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trung gian thương mại hóa sáng chế; thí điểm phát triển một số loại hình chợ công nghệ cho riêng doanh nghiệp NNCNC, công nghệ mũi nhọn.
Sản phẩm rau sạch phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu |