Phân lân nung chảy Ninh Bình giúp trồng lúa tăng lợi nhuận
Phân lân nung chảy Ninh Bình giúp trồng lúa tăng lợi nhuận
Sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình có hiệu quả, nhất là những vùng đất nhiễm phèn, mặn, tác dụng cải tạo đất tốt, giảm được lượng phân bón thúc nên giảm được chi phí đầu tư sản xuất, tăng lợi nhuận...
Tham gia mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình trên cây lúa, nông dân Sóc Trăng trúng mùa, lợi nhuận tăng thêm từ 3 - 4 triệu đồng/ha |
Vụ lúa đông xuân (ĐX) 2017-2018, Chi cục Trồng trọt - BVTV Sóc Trăng phối hợp với Cty CP Phân lân nung chảy Ninh Bình (Niferco) xây dựng mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình trên cây lúa tại các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên và Mỹ Tú, đạt kết quả rất khả quan, lợi nhuận tăng thêm từ 3 - 4 triệu đồng/ha.
Bà Nguyễn Thị Bắp ở ấp Tân Quy B, xã Tân Hưng, huyện Long Phú tham gia mô hình với diện tích 1ha, sử dụng giống lúa OM 4900 bằng phương pháp gieo cấy. Bà Bắp cho biết: “Nhờ bót lót 600kg phân lân nung chảy Ninh Bình nên khi cấy lúa xuống nhanh bén rễ, cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu, lượng phân hóa học cũng giảm đi nhiều, tình hình sâu bệnh ít phát sinh, giảm số lần sử dụng thuốc BVTV. Năng suất lúa thu hoạch đạt 7,25 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng chỉ bón loại phân khác gần 400kg/ha và lợi nhuận tăng thêm 3 triệu đồng (lợi nhuận đạt 28,3 triệu/ha)”.
Tương tự, hộ ông Sơn Phước Hoàng ở ấp Sóc Bưng, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, vụ ĐX 2017-2018 làm 1 ha giống lúa OM 6976, có sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cũng đạt hiệu quả cao.
Theo ông Hoàng, phân lân nung chảy Ninh Bình rất thích hợp cho vùng đất nhiễm phèn, mặn, cải tạo đất tốt làm cây lúa phát triển khỏe, thân cứng, bộ rễ phát triển nhiều và mạnh, ức chế lúa đẻ nhánh sớm, lá đòng khỏe, số hạt chắc/bông nhiều hơn, tỷ lệ hạt lép ít hơn so với ruộng đối chứng. Số lần sử dụng thuốc BVTV ở ruộng đối chứng cao hơn ruộng mô hình sử dụng phân lân Ninh Bình là 2 lần và chi phí phòng trừ cũng tăng hơn gần 1,4 triệu đồng/ha.
Kỹ sư Phạm Văn Phúc, cán bộ Trạm Trồng trọt – BVTV huyện Mỹ Xuyên, người trực tiếp theo dõi mô hình, đánh giá: “Sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình có hiệu quả, nhất là những vùng đất nhiễm phèn, mặn, tác dụng cải tạo đất tốt, giảm được lượng phân bón thúc nên giảm được chi phí đầu tư sản xuất, tăng lợi nhuận. Đồng thời, nông dân nên áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm để sản xuất nông nghiệp được bền vững”.
Lần đầu nông dân Trần Văn Sĩ ở ấp Phước Trường B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, được hỗ trợ 600kg phân lân nung chảy Ninh Bình để bón lót trên diện tích 1ha đất lúa. Kết quả cuối tháng 3 vừa rồi ông đã thu hoạch vụ lúa trúng mùa, lợi nhuận cao hơn bên ngoài gần 4 triệu đồng/ha.
Từ hiệu quả mà mô hình mang lại, Trạm Trồng trọt – BVTV các địa phương nói trên kiến nghị Niferco cho thực hiện tiếp trong vụ hè thu 2018 và mở rộng ra nhiều điểm trên địa bàn, để nông dân tiếp cận và sửng dụng phân lân nung chảy Ninh Bình rộng rãi trong sản xuất lúa, nâng cao lợi nhuận.
Có được kết quả trên là do các ưu thế vượt trội của phân lân nung chảy Ninh Bình so với các loại phân khác, đó là:
Nguyên liệu sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình từ các khoáng chất tự nhiên.
Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy bằng nhiệt độ cao, trong quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất.
Phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân(P2O5) cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 - 34%, chất magiê (MgO) từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất, ngoài ra chất magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây; chất Silic (SiO2) từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.
Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm, pH > 8 có tác dụng điều chỉnh độ chua, cải tạo đất;
Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, nên không bị rửa trôi.