QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CNC TRÊN CÂY BƯỞI
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN CÂY BƯỞI
Bưởi là loại cây ăn quả lâu năm có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, hàng năm cần bón lượng phân bón cân đối để cây sinh trưởng tốt, năng suất cao. Tùy theo loại đất và mùa vụ mà có liều lượng cho phù hợp, quý bà con Nông dân có thể tham khảo liều lượng bón phân như sau cho vườn bưởi có năng suất trung bình.
Công ty Thuận Phong cung cấp các dòng sản phẩm phân bón đa trung vi lượng và phân bón hữu cơ. Đây là những dòng phân bón có thành phần dinh dưỡng cao, bón với liều ít giúp cho người nông dân giảm bớt chi phí đầu tư.
- Bón phân
Nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau nên hàm lượng phân bón và loại phân bón ở các thời kỳ sinh trưởng cũng khác nhau. Vì vậy việc bón phân cho cây bưởi được chia làm các thời kỳ:
Bón lót: Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg hoặc Supe lân + 0.2 kg vôi kết hợp phun Zap để giải độc đất, hạn chế và kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng, rệp sáp. Pha với liều lượng 2 lít Zap 4.000 lít nước cho 1 ha để tưới gốc và sử dụng khi đất đủ ẩm.
- Bón phân theo kiểu truyền thống
Bón phân cho nho kiến thiết cơ bản: Bón phân cho bưởi tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng, mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11.
Mỗi năm bón cho cây 5 kg phân chuồng và 0.5 kg Supe lân kết hợp bón 1 – 2 kg/gốc loại phân NPK 16 – 16 – 8 – 8S –Te hoặc NPK 20 – 20 – 15 –Te (lượng phân tăng dần theo năm tuổi). Lượng phân này được chia đều làm 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới. Cây bưởi trong thời gian này phát triển mạnh về bộ rễ và sinh trưởng cành lá, vì vậy ngoài phân bón NPK nên kết hợp sử dụng phân Mỹ nhập khẩu Vitol để bổ sung dinh dưỡng và kích thích sinh trưởng cành lá với liều lượng 2 lít Vitol với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát, nên sử dụng 2 – 3 lần trong 1 năm. Pha 5 – 7 ml NANO 888 với 3 – 4 lít nước tưới đều quanh gốc bưởi để kích thích ra rễ (3 – 4 lít/ha), bén rễ nhanh sau khi trồng, sử dụng với chu kỳ 25 – 30 ngày/lần. Hàng năm nên kết hợp xới xáo đất và phun 2 lít/ha Zap để giải độc đất, hạn chế và kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng, rệp sáp.
Bón phân cho nho kinh doanh: Cây bưởi bước vào thời kỳ kinh doanh thì cần nhiều đạm và kali hơn là lân vì vậy cần chọn loại phân thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi. Như vậy đối với vườn bưởi đạt năng suất bình quân thì cần bón với liều lượng sau:
Ở thời kỳ này lượng phân bón và số lần bón phụ thuộc vào tuổi và năng suất của vườn bưởi để có liều lượng phân bón để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Thường thì chia làm 4 lần bón trong 1 năm:
- Lần 1, sau khi thu hoạch: Đây là đợt bón chủ lực trong năm. Sau khi thu hoạch vườn bưởi sẽ được xới đất phá váng để bón phân hữu cơ, mỗi gốc bón 10 kg phân chuồng, + 0.5 kg supe lân và 500 kg/ha NPK 16 – 16 – 8 – 8S –Te kết hợp phun 2 lít/ha Zap để để giải độc đất, hạn chế và kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng, rệp sáp. Kết hợp với phân Vitol với liều lượng 3 lít/ha để nhằm phục hồi sức sinh trưởng cho cây, ra cành khỏe, lá xanh tốt. Sử dụng phân NANO 801 để phục hồi bộ rễ nhanh sau thu hoạch giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn với liều lượng pha 25-30ml NANO 801 với 16 lít nước để tưới đều quanh gốc (15 lít/ha).
- Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng: Sử dụng phân bón NPK 16 – 16 – 8 – 8S –Te với liều lượng 300 kg/ha kết hợp với phun phân Mỹ 3 lít Super Phos 700 – 800 lít nước cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để thúc đẩy cây phân hóa mầm hóa và hoa nở đồng loạt, các chùm hoa phát triển tốt, ngăn chặn rụng hoa và quả non có tác dụng tích cực đến việc đậu quả sai.
- Lần 3, sau khi đậu trái: bón phân NPK 15 – 9 – 21 – Bo + Te với liều lượng 300kg/ha, phun phân Super K pha với liều lượng 3 lít/havới 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để dưỡng trái cho trái lớn đều, tăng cường tích lũy chất dinh dưỡng cho trái, ngăn chặn hiện tượng rụng, nứt và thối trái, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng: Sử dụng phân Mỹ Super K với liều lượng 3 lít pha với 700 – 800 lít nước để dưỡng trái để trái chín đồng loạt, màu sắc đồng đều, ngăn chặn hiện tượng rụng trái.
- Bón phân kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt
Đối với bón phân theo hệ thống tưới nhỏ giọt thì lượng phân bón và thời điểm bón cũng chia làm các lần như bón thông thường nhưng phân bón được pha loãng và bón theo hệ thống tưới mỗi ngày. Do lượng phân bón được cung cấp mỗi ngày, mặt khác dòng phân dùng để bón cùng hệ thống tưới nhỏ giọt có bổ sung các chất dễ hòa tan và hấp thu nên bộ rễ không bị quá tải mà có thể hấp thu hết hoàn toàn lượng phân bón, vì vậy khi sử dụng hệ thống bón tưới nhỏ giọt thì hàm lượng phân bón sẽ giảm đi từ 20 – 30% , lượng nước tưới cũng giảm đi 1 cách đáng kể.
Bón phân cho nho kinh doanh: Cây bưởi bước vào thời kỳ kinh doanh thì cần nhiều đạm và kali hơn là lân vì vậy cần chọn loại phân thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi. Như vậy đối với vườn bưởi đạt năng suất bình quân thì cần bón với liều lượng sau:
Ở thời kỳ này lượng phân bón và số lần bón phụ thuộc vào tuổi và năng suất của vườn bưởi để có liều lượng phân bón để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Thường thì chia làm 4 lần bón trong 1 năm:
- Lần 1, sau khi thu hoạch: Đây là đợt bón chủ lực trong năm. Sau khi thu hoạch vườn bưởi sẽ được xới đất phá váng để bón phân hữu cơ, mỗi gốc bón 10 kg phân chuồng, + 0.5 kg supe lân và 360 - 400 kg/ha NPK 16 – 16 – 8 – 8S –Te kết hợp phun 2 lít/ha Zap để để giải độc đất, hạn chế và kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng, rệp sáp. Kết hợp với phân Vitol với liều lượng 2 lít/ha để nhằm phục hồi sức sinh trưởng cho cây, ra cành khỏe, lá xanh tốt. Sử dụng phân NANO 801 để phục hồi bộ rễ nhanh sau thu hoạch giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn với liều lượng pha 25-30ml NANO 801 với 16 lít nước để tưới đều quanh gốc (15 lít/ha).
- Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng: Sử dụng phân bón NPK 16 – 16 – 8 – 8S –Te với liều lượng 200 - 220 kg/ha kết hợp với phun phân Mỹ 2 lít Super Phos 700 – 800 lít nước cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để thúc đẩy cây phân hóa mầm hóa và hoa nở đồng loạt, các chùm hoa phát triển tốt, ngăn chặn rụng hoa và quả non có tác dụng tích cực đến việc đậu quả sai.
- Lần 3, sau khi đậu trái: bón phân NPK 15 – 9 – 21 – Bo + Te với liều lượng 200 - 220 kg/ha, phun phân Super K pha với liều lượng 2 lít Super K với 700 – 800 lít nước (4 phuy) cho 1 ha để tưới gốc hoặc phun lên lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để dưỡng trái cho trái lớn đều, tăng cường tích lũy chất dinh dưỡng cho trái, ngăn chặn hiện tượng rụng, nứt và thối trái, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng: Sử dụng phân Mỹ Super K với liều lượng 2 lít pha với 700 – 800 lít nước để dưỡng trái để trái chín đồng loạt, màu sắc đồng đều, ngăn chặn hiện tượng rụng trái.
- Tưới tiêu
Sau khi trồng thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Cần cung cấp nước thường xuyên trong mùa nắng khi cây còn nhỏ, nhất là trên vùng đất pha cát, đất đồi dốc rất dễ bị thiếu nước. Cây trưởng thành chịu đựng khô hạn khá hơn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước vào các giai đoạn cần thiết như giai đoạn ra hoa, kết trái. Nên tưới nước cho cây từ khi bắt đầu ra hoa, trái phát triển và sau khi thu hoạch. Bắt đầu ngừng tưới ngay khi xử lý ra hoa cho cây để kích thích sự phân hóa mầm hoa.
Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,... mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.
Có thể sử dụng các phương pháp tưới khác nhau, tuỳ thuộc điều kiện thực tế như: tưới phun, tưới nhỏ giọt...
Với cây con ở giai đoạn mới trồng cần thường xuyên giữ ẩm cho vùng đất xung quanh bộ rễ cây. Tiêu úng kịp thời khi lượng nước dư thừa. Nhu cầu nước của cây bưởi ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau nên lượng nước tưới cũng khác nhau. Tuy nhiên lượng nước tưới chỉ ở mức tương đối vì còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu.